Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà -
Bi kịch cuộc đời của giáo viên châu Phi đầu tiên đoạt giải NobelAlbert John Lutuli là người châu Phi đầu tiên đoạt giải Nobel. Albert Lutuli sinh năm 1898 tại làng Groutville, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống bộ lạc theo đạo Thiên chúa, ông được tiếp cận các giá trị công bình và phục vụ cộng đồng ngay từ khi còn nhỏ.
Mẹ quyết tâm cho đến trường, Lutuli đã theo học tại trường truyền giáo địa phương, sau đó học tại Học viện Methodist Edendale rồi Adams College, một tổ chức hàng đầu về đào tạo giáo viên châu Phi.
Năm 1920, Lutuli tốt nghiệp và bắt tay vào sự nghiệp giáo dục tại Adams College. Ông nhanh chóng được biết đến vì sự tận tâm cống hiến cho học sinh và cam kết cải thiện cộng đồng của mình.
Là một nhà giáo dục chuyên nghiệp trong suốt 15 năm, Lutuli cho rằng giáo dục nên được cung cấp cho tất cả người dân châu Phi, công bình, không hạn hẹp và chất lượng phải tương đương dành cho trẻ em da trắng. Năm 1928, ông trở thành thư ký của Hiệp hội Giáo viên châu Phi và là chủ tịch của hiệp hội này vào năm 1933.
Công việc của ông còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp học. Ông tham gia sâu vào các hoạt động của nhà thờ và chính trị địa phương, gây ấn tượng là một nhà lãnh đạo có nguyên tắc và ăn nói lưu loát.
Năm 1927, Lutuli kết hôn với một giáo viên đồng nghiệp và có 7 đứa con (3 trai và 4 gái). Năm 1933, các trưởng lão bộ tộc đề nghị Lutuli trở thành thủ lĩnh của họ. Ông chấp nhận lời mời vào đầu năm 1936 và cống hiến hết mình trong 17 năm tiếp theo cho 5.000 người bộ tộc mình cho đến khi bị chính phủ Nam Phi loại khỏi chức vụ này vào năm 1952.
Hành trình chính trị của Lutuli chính thức bắt đầu vào những năm 1930 khi ông tham gia vào Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC). Đến năm 1945, ảnh hưởng của ông đã tăng lên đáng kể và ông được bầu vào ban lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo của ông, cùng với sự cống hiến không ngừng cho phong trào phản kháng bất bạo động, đã tạo dựng cho Lutuli sức ảnh hưởng ở tầm quốc gia.
Bức tượng Albert Luthuli được đặt ở quê nhà ông ở Nam Phi. Năm 1952, Lutuli được bầu làm chủ tịch của ANC. Thời kỳ này đã nổ ra một cuộc biểu tình bất bạo động lớn chống lại luật phân biệt chủng tộc của nhà cầm quyền Nam Phi. Sự lãnh đạo của ông trong chiến dịch đã đẩy ông vào thế xung đột trực tiếp với chế độ phân biệt chủng tộc.
Cam kết kiên định của Lutuli đối với đấu tranh ôn hòa đã được công nhận trên toàn cầu khi ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1960.
Trong bài phát biểu nhận giải tại thủ đô Oslo, Na Uy, Lutuli nói về tầm nhìn của mình về một Nam Phi không bị áp bức và hận thù chủng tộc. Ông nói dành giải thưởng của mình cho những người đàn ông và phụ nữ ngoài kia đã phải chịu đựng dưới chế độ phân biệt chủng tộc.
Giải thưởng Nobel Hòa bình đã nâng cao đáng kể danh tiếng quốc tế của Lutuli. Tuy nhiên, chính phủ Nam Phi đã phản ứng bằng cách thắt chặt các hạn chế đối với Lutuli và ANC. Lutuli bị quản thúc tại gia và chịu các lệnh cấm, hạn chế nghiêm ngặt.
Sức khỏe của Lutuli cũng bắt đầu suy giảm trong giai đoạn này. Ông đột ngột qua đời một cách bi thảm vào năm 1967, ở tuổi 69. Ông được cho là đã bị một đoàn tàu chở hàng tông khi đang đi bộ trên cây cầu đường sắt gần nhà.
Việc Lutuli qua đời là một đòn giáng mạnh vào phong trào chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Dù qua đời nhưng di sản của ông vẫn tồn tại, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục.
Các nhà lãnh đạo như Nelson Mandela và Desmond Tutu bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các nguyên tắc và khả năng lãnh đạo của Lutuli. Các chiến lược và triết lý mà ông tán thành tiếp tục định hình cách tiếp cận phản kháng của ANC.
Những đóng góp của Lutuli trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã được chính thức công nhận sau khi nước Nam Phi mới được thành lập.
Năm 2004, Lutuli được bình chọn ở vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những người Nam Phi vĩ đại nhất mọi thời đại của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Nam Phi SABC3. Nhiều tổ chức, trường học và các tòa nhà công cộng đã được đặt theo tên Albert John Lutuli để vinh danh ông.
Tử Huy
Bi kịch của thủ khoa đại học sau 10 nămTRUNG QUỐC - Trở thành thủ khoa đại học ở tuổi 15, Hải Tử được mệnh danh là thần đồng. Tuy nhiên, cuộc đời anh là một chuỗi bi kịch."> -
Hơn 160.000 học sinh tranh tài tại sàn đấu Anh ngữ VChampionsVUS kết hợp cùng Hội đồng Đội TP. Hà Nội tổ chức Sàn đấu Anh ngữ V Champions 2023. Ảnh: VUS Những năm qua, Hà Nội rất quyết liệt trong việc thực hiện dạy và học ngoại ngữ. Năm 2023, Hà Nội là địa phương đứng thứ 3 cả nước về điểm thi tốt nghiệp môn tiếng Anh. Do đó, những cuộc thi bổ ích như VChampions sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào học giỏi tiếng Anh trên toàn Thủ đô, tạo sân chơi để các em có cơ hội được đánh giá năng lực tiếng Anh toàn diện.
Từ khi khởi động vào tháng 11/2023, vòng loại theo hình thức trắc nghiệm diễn ra từ ngày 01/11/2023 đến ngày 15/03/2024 đã thu hút sự tham gia của 162.000 em học sinh tới từ 167 trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn 07 quận của Hà Nội gồm Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
Đề thi vòng loại được đánh giá là vừa sức, không quá khó nhưng đủ để khơi dậy đam mê tìm hiểu, học hỏi và thi đấu ở học sinh. Ảnh: VUS Em Ngân Hà (THCS Trương Công Giai) chia sẻ: “Sau vòng loại, em đã phát triển thêm được kỹ năng đọc thông qua việc đọc hiểu các câu hỏi trắc nghiệm từ bài thi. Ngoài ra, VChampions còn giúp em cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cùng các bạn.”
Sàn chung kết rực lửa và đầy cảm xúc
Vòng chung kết VChampions diễn ra vào ngày 17/04 tại Nhà hát Âu Cơ gồm 5 bảng đấu: Bảng A có 55 em học sinh khối lớp 1, 2; Bảng B có 56 em học sinh khối lớp 3, 4; Bảng C có 56 em học sinh khối lớp 5; Bảng D có 57 học sinh lớp 6,7 và bảng E có 57 học sinh lớp 8,9.
Trong thời gian quy định, các thí sinh phải trả lời câu hỏi kiến thức bằng tiếng Anh do BTC đưa ra, ghi câu trả lời ra bảng viết. Thí sinh có câu trả lời đúng sẽ tiếp tục tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo, thí sinh có câu trả lời sai sẽ rời khỏi sàn đấu.
Hình thức đấu loại trực tiếp đã mang lại không khí thi đấu sôi nổi của cả hai ca thi sáng - chiều. Trải qua những màn tranh tài kiến thức tiếng Anh gay cấn cùng thử thách tốc độ và kỹ năng tư duy logic, VUS đã tìm ra được những gương mặt có thành tích xuất sắc nhất của 5 bảng đấu.
Hình thức rung chuông vàng khiến không khí của nhà hát như bùng nổ, với các màn đấu loại trực tiếp đầy căng thẳng. Ảnh: VUS Hầu hết các thí sinh đều đánh giá các câu hỏi trong vòng chung kết là vừa sức, sử dụng tiếng Anh dễ hiểu và không đánh đố. Tuy vậy, những nội dung câu hỏi thuộc về các kiến thức xã hội - văn hoá nâng cao đã khiến nhiều thí sinh phải “vất vả”. Do đó, đây cũng là cơ hội để các em nâng cao ý thức trau dồi không chỉ là tiếng Anh, mà còn là kiến thức ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Khoảnh khắc nhận giải đầy tự hào của các gương mặt xuất sắc nhất VChampions. Ảnh: VUS Cô Nguyễn Thị Lan Anh, giáo viên Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng Tổ tiếng Anh, Trường TH Tây Sơn bày tỏ niềm vinh dự khi trực tiếp “hộ tống" các học sinh thân yêu của trường tới vòng chung kết. Cô không giấu nổi sự tự hào khi trường mình có đến 5 học sinh lọt vào chung kết cả 3 bảng A, B, C.
Chị Hương Liên, mẹ của em Nguyễn Đình Diễm My thí sinh đạt Giải Nhất bảng B chia sẻ: “Chứng kiến quy mô của cuộc thi, không khí hào hứng, sự chăm chút của chương trình lẫn thầy cô dành cho các con, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Càng hạnh phúc hơn nữa khi con được giải nhất. Cảm ơn BTC đã tổ chức giải đấu ý nghĩa này".
Đại diện VUS và BTC trao cờ cho đại diện Hội đồng đội các quận đã tham dự sân chơi VChampions Đại diện VUS chia sẻ: “Cùng với thành công của VChampions mùa 2, chúng tôi mong muốn đây sẽ là hoạt động thường niên dành cho thanh thiếu nhi trên toàn thành phố. Với vị thế là hệ thống giáo dục chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam, chúng tôi tin rằng, mỗi thành tựu mà các con đạt được ngày hôm nay - dù nhỏ bé hay lớn lao - đều sẽ là khởi nguồn của mọi khát vọng ngày mai. VUS sẽ đồng hành cùng bố mẹ và các con “nuôi khát vọng vươn xa” từ những thành tựu đầu đời, để các con tự tin hơn, vững vàng hơn bước ra thế giới”.
Ngọc Minh
"> -
Vượt 300km có mặt tại Hà Nội thi Đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà NộiQuê ở Hải Dương, Nguyễn Thị Ngọc Hân và Nguyễn Hương Lan (học sinh trường THPT Ninh Giang) cùng bắt xe lên Hà Nội từ chiều hôm qua và thuê trọ ngủ qua đêm chờ thi.
Sáng nay, ca 2 môn Ngữ văn bắt đầu từ 9h15. Song hai nữ sinh đã có mặt tại trường từ 6h30. “Chúng em đến sớm để tìm hiểu về khu vực thi, phần nào giúp bản thân bình tĩnh, tự tin hơn”, Ngọc Hân cho biết.
Cả hai mang theo túi tài liệu để ôn tập ngay tại khu vực sân trường trước điểm thi. Hương Lan cho hay: “Lên đây có không khí học tập hơn và đảm bảo chúng em sẽ không bị muộn giờ”.
Ngọc Hân muốn tham gia kỳ thi này vừa để đánh giá năng lực của bản thân, vừa thêm phương thức xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển đại học. Hương Lan chia sẻ, tham gia kỳ thi này với mong muốn giảm áp lực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra sắp tới trên cả nước.
Cả Ngọc Hân và Lan đều hy vọng có thể dùng điểm số của kỳ thi này và trúng tuyển vào ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Để làm được điều đó, đầu giờ chiều nay, các em sẽ dự thi thêm ca thi môn Lịch sử.
Xa hơn, vượt hơn 300km từ huyện Nam Đàn (Nghệ An), chị Ngọc Lan cho hay, 2 mẹ con bắt xe từ tối qua và hơn 3h sáng nay, có mặt tại Hà Nội. Chính vì vậy, sáng nay, họ có phần mệt mỏi vì say xe. “Di chuyển quãng đường dài lại say xe nên con cũng hơi mệt. Tôi thấy con cũng tỏ ra lo lắng nên chỉ biết động viên con cố gắng”, chị Lan chia sẻ.
Con gái chị rất muốn vào ngành Sư phạm Toán của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Song, cả 2 mẹ con đều hiểu rằng cơ hội trúng tuyển vào ngành học này là rất khó. Vì vậy, họ quyết định dự thi kỳ thi này để có thêm phương thức, tăng cơ hội trúng tuyển vào trường. “Tôi với con cũng xác định, thi để thử sức và cũng như rèn kinh nghiệm, bản lĩnh”, chị Lan nói. Chiều nay, sau khi hoàn thành ca thi môn Hóa, 2 mẹ con chị sẽ bắt xe về quê.
Nhà ở Thường Tín, Hà Nội, em Đàm Ngọc Diệp (học sinh trường THPT Lý Tử Tấn, Hà Nội) cũng cùng mẹ đến điểm thi từ sớm với tâm lý khá thoải mái. "Em nghĩ trước kỳ thi nên chuẩn bị một tâm lý ổn định bởi tâm lý yếu, mất bình tĩnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi", Diệp nói.
Dù vậy, sau khi con gái vào điểm thi, chị Phạm Thị Liêm vẫn cố gắng tiến thật sát lại dải phân cách để vẫy tay tiếp thêm năng lượng cho con. "Con năm nào cũng đạt học sinh giỏi, đứng top đầu của lớp nhưng chuyện thi cử khó nói trước. Tôi mong con có sức khỏe và tinh thần tốt xuyên suốt kỳ thi".
Con thi ở trong, phụ huynh thấp thỏm lo âu ở ngoài. TS Trần Bá Trình, Trưởng Phòng Đào tạo của trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết, số thí sinh đăng ký dự thi Đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội lên đến 11.537, tăng gần 2,5 lần so với năm 2023.
Trong đó, 6.617 thí sinh đăng ký thi môn Toán; 7.531 thí sinh đăng ký thi môn Ngữ văn; 5.131 thí sinh đăng ký thi môn tiếng Anh; 1.972 thí sinh đăng ký thi môn Vật lý; 1.898 thí sinh đăng ký thi môn Hoá học; 380 em thi môn Sinh học; 2.830 thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử; 931 em thi môn Địa lý.
Về nội dung thi, thí sinh lựa chọn đăng kí một số bài thi trong số các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và sử dụng kết quả thi để đăng kí xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy.
Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nhằm đánh giá năng lực học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo để xét tuyển đại học. Các câu hỏi có nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, được giảng dạy ở trường THPT theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Nữ sinh Đàm Ngọc Diệp (học sinh trường THPT Lý Tử Tấn, Hà Nội) vào phòng thi... Ở ngoài, chị Phạm Thị Liêm (huyện Thường Tín) đến sát cổng điểm thi cổ vũ con. "Tôi mong con bước vào phòng thi với tâm thế thật bình tĩnh và làm bài thật tốt", chị Liêm nói và không quên có hành động truyền động lực hướng về phía con. Phụ huynh tìm nhiều cách để động viên con vững tin trước giờ thi. Nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT mà học sinh đã quen thuộc; thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.
Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo bài thi, bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cụ thể, môn Ngữ văn có phần tự luận 70% và 30% câu hỏi dạng trắc nghiệm; môn tiếng Anh có tỷ lệ 80% là trắc nghiệm và 20% tự luận; các môn còn lại phần trắc nghiệm chiếm 70%. Thời gian làm bài các môn Toán và Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại đều 60 phút.
Năm 2024, kỳ thi Đánh giá năng lực của trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 3 điểm thi chính với tổng số 291 phòng thi. Trong đó, tại Quy Nhơn có 5 phòng thi (169 thí sinh); tại Đà Nẵng có 5 phòng thi (243 thí sinh); tại Hà Nội có 281 phòng thi (11.125 thí sinh).
Hiện, kết quả bài thi được 9 trường đại học trên cả nước công nhận, gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, trường ĐH Vinh, trường ĐH Quy Nhơn, trường ĐH Y Dược Thái Bình.
">